DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM
Hiện tại bạn đang là khách viếng thăm của Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam – Nơi Hội Tụ Tinh Hoa Đóng Tàu Việt Nam. Nếu chưa có tài khoản, xin mời bạn Click chuột vào nút Đăng Ký bên dưới hoặc Click vào nút Đăng Nhập nếu bạn đã là thành viên chính thức để hưởng trọn quyền lợi của Diễn Đàn dành cho bạn. Mọi thắc mắc liên hệ với Ban Quản Trị qua địa chỉ: nhatlamntu@gmail.com
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Diễn Đàn của chúng tôi!
Lưu ý: Bạn chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt có dấu hoặc Tiếng Anh trên Diễn Đàn và chỉ có thành viên mới được quyền viết bài, nhận xét trên Diễn Đàn!
Chúc bạn thu được nhiều kiến thức từ việc tham gia Diễn Đàn của chúng ta!
DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM
Hiện tại bạn đang là khách viếng thăm của Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam – Nơi Hội Tụ Tinh Hoa Đóng Tàu Việt Nam. Nếu chưa có tài khoản, xin mời bạn Click chuột vào nút Đăng Ký bên dưới hoặc Click vào nút Đăng Nhập nếu bạn đã là thành viên chính thức để hưởng trọn quyền lợi của Diễn Đàn dành cho bạn. Mọi thắc mắc liên hệ với Ban Quản Trị qua địa chỉ: nhatlamntu@gmail.com
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Diễn Đàn của chúng tôi!
Lưu ý: Bạn chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt có dấu hoặc Tiếng Anh trên Diễn Đàn và chỉ có thành viên mới được quyền viết bài, nhận xét trên Diễn Đàn!
Chúc bạn thu được nhiều kiến thức từ việc tham gia Diễn Đàn của chúng ta!
DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM


 
Trang ChínhTrang Chính  Home 1Home 1  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Ngôn ngữ được sử dụng trên Diễn Đàn là Tiếng Việt có dấu hoặc Tiếng Anh. Tất cả các bài viết không đúng quy định sẽ bị Xóa khỏi Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam trong vòng 24h!

Không đăng tải các nội dung đồi trụy, chống phá nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam là nơi giao lưu, học hổi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành tàu thủy. Chúng tôi nghiêm cấm các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trái phép việc sử dụng phần mềm không bản quyền.

Mọi rắc rối liên quan đến việc quảng bá, cung cấp các phần mềm không bản quyền trên diễn đàn chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Thân !
Mọi thắc mắc, góp ý, đóng góp cho Diễn Đàn mời các thành viên gửi về email: nhatlamntu@gmail.com Thanks !
Hiện tại BQT đã tích hợp thêm chức năng upload file trực tiếp lên Diễn Đàn , mọi người cùng nhau chia sẻ kiến thức với cộng đồng !

BQT Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam không hoan nghênh các bài viết, quảng cáo không liên quan đến ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Tất cả các bài viết không đúng quy định sẽ bị xóa, ngay khi BQT phát hiện được. !

Nhằm nâng cao chất lượng bài viết và chống spam, hai bài viết liên tiếp của 1 thành viên sẽ cách nhau 5 phút (300 giây)

Chúc mọi người có 1 ngày vui vẻ và thu được nhiều kiến thức khi tham gian vào Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam !
Similar topics
Most active topics
NGHIÊN CỨU TK TÀU NGẦM!!
THẢO LUẬN VỀ BÀI TẬP LỚN KẾT CẤU TÀU
Kiến thức về Hàn
Lương kỹ sư đóng tàu lúc ra trường ?
bài mẫu kết cấu thân tàu
HOT HOT, SỔ TAY CHO CÁC KỸ SƯ ĐÓNG TÀU
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MASTERCAM 10 BẰNG T
Thiết kế tàu với Rhino !
Các bác có bình luận gì về bức ảnh này?
Hướng dẫn học autoship!
DÀNH CHO QUẢNG CÁO
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ DSC-MARINE.
DỊCH VỤ THIẾT KẾ, ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU
CÔNG TY TNHH BON VÀNG - THI CÔNG CHỐNG ĐẠN VỎ TÀU, GIA CƯỜNG KẾT CẤU, CHỐNG THẤM NGƯỢC
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY BẰNG CÁCH BẤM VÀO ĐÂY !

 

 Đóng tàu theo block

Go down 
+6
quangvpis
pham xuan kien
hoangduocsu
971
quangthu
shippro
10 posters
Tác giảThông điệp
shippro
Sub Admin
Sub Admin
shippro


Nam
Tổng số bài gửi : 403
Age : 48
Đến từ:(NTU,...) : Nha Trang University
Nghề nghiệp: (Student,..) : Ph.D student
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : Computer, programming, travelling, badminton, CFD
Điểm năng động tích lũy : 238
Registration date : 24/04/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyThu 7 Aug 2008 - 13:07


ĐÓNG TÀU THEO BLOCK - PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI ĐỂ ĐÓNG CÁC TÀU CÓ TRỌNG TẢI LỚN

Thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế biển. Vươn ra biển là một trong những sách lược quan trọng của Việt Nam mà ngành đóng tàu là một điểm nhấn được Đảng, chính phủ tạo cho những hành lang pháp lý thuận lợi xây dựng thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Những con tàu 6500 tấn, 13.500 tấn, và sắp tới là 22.000 tấn và 53.000 tấn đạt tiêu chuẩn quốc tế lần lượt xuất xưởng từ các đơn vị thành viên là các Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Hạ Long… đánh dấu một bước tiến quan trọng về ứng dụng công nghệ mới của Ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

Hầu hết các Nhà máy của VINASHIN đã từng bước áp dụng công nghệ cao của các nước tiên tiến chuyển giao để cho ra đời những con tàu có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xu hướng đóng tàu theo block là biện pháp tốt nhất để các cơ sở đóng tàu của ta thực hiện thành công các đơn hàng của nước ngoài vốn đã đầy ắp cho nhiều năm tới. Nó là tiêu chí bắt buộc để các dự án nâng cấp hoặc xây dựng mới các nhà máy đóng tàu cần tính đến nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư, lựa chọn trang thiết bị và xây dựng các quy trình công nghệ phù hợp.

Với những ưu điểm vượt trội so với cách làm thông thường, phương pháp đóng tàu theo block rút ngắn đến 40% thời gian tàu nằm trên đà (con số khiêm tốn do ta mới bắt đầu ứng dụng công nghệ này) so với phương pháp đấu đà hình tháp bởi vì thời gian nằm đà lúc này chỉ là công việc đấu ghép các block với nhau, hơn nữa cùng một lúc có thể triển khai được nhiều bộ phận chuyên môn khác như: hệ thống đường ống, hệ thống điện, hệ thống neo, hệ thống lái…. mà trước đây các bộ phận này thường phải chờ nhau. Trong bài viết này, tác giả xin giới thiệu phương pháp công nghệ đóng tàu theo block đã được thực hiện thành công và hiệu quả tại các nước phát triển như: Ba Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn quốc… từ hàng chục năm về trước.

Về cơ bản phương pháp đóng tàu theo block là việc lắp ráp con tàu từ các tổng đoạn khối (Block) trên đó đã lắp đặt sẵn các trang thiết bị cố định. Các công đoạn chế tạo phân tổng đoạn hoàn toàn không có gì mới, nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao hơn về lượng dư gia công, vị trí lắp đặt hệ ống… và đặc biệt các thiết bị trên tàu được lắp ráp ngay từ những công đoạn đầu. Do đó đòi hỏi Nhà máy phải có điều kiện cơ sở vật chất đạt đến một trình độ nhất định, đồng bộ giữa khâu thiết kế công nghệ và thi công, trình độ của người thợ… phải được trang bị công nghệ tự động hoá tối thiểu như triển khai tôn vỏ bằng phần mềm chuyên dùng kết hợp với việc trang bị các trang thiết bị: cẩu đủ lớn để nâng được một đơn vị là block lớn nhất của con tàu được đóng (thường trên 150 tấn đối với tàu cỡ 15.000 DWT), máy sơ chế tôn, máy hàn cắt tự động, bãi lắp ráp đủ tiêu chuẩn…
Đóng tàu theo block thường được thực hiện theo các bước sau:

1. Phân nhóm công nghệ:
Nguyên vật liệu để đóng vỏ tàu là thép hình và thép tấm sau khi nhập về được tiến hành làm sạch trong phân xưởng vỏ (xử lý bề mặt và sơn lót), Vỏ tàu thủy được hình thành bởi rất nhiều các tấm phẳng, cong, các thanh dầm và các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp. Do vậy để thuận lợi cho chế tạo, cần phân nhóm các hệ chi tiết cũng như trình tự gia công để đảm bảo rằng một chi tiết sau khi được gia công hành trình của nguyên vật liệu qua các nguyên công trong dây chuyền sản xuất theo con đường ngắn nhất.
Nhóm 1: Gồm các tấm phẳng lớn như: đáy trong, ngoài, mạn, vách, thượng tầng…
Nhóm 2: Các tấm cong một chiều có thể vạch dấu gia công hoàn toàn trước khi uốn (hông, mạn, boong tàu…)
Nhóm 3: Các tấm cong 2 chiều phải vạch dấu sơ bộ trước khi uốn, sau khi uốn lấy dấu lại trước khi gia công tinh (các tấm mạn phần mũi, phần lái)
Nhóm 4: Các chi tiết được cắt bởi mỏ cắt hay máy cắt cơ khí (các loại mã, đà dọc ngang…)
Nhóm 5: Các chi tiết gia cường thẳng (sườn mạn, nẹp vách, xà boong)
Nhóm 6: Các chi tiết có bán kính cong lớn (các sườn vùng hông tàu, vùng mũi, vùng đuôi).
Nhóm 7: Các tấm cong nhỏ: đà ngang vùng hông, các tấm mã dưới đáy đôi liên kết sườn với các dầm dọc đáy…

2. Chế tạo chi tiết thanh thép chữ T
Trong kết cấu tàu thuỷ thường sử dụng chi tiết có kết cấu tiết diện T là các chi tiết gia cường chính (đường sườn chính, dầm dọc đáy, xà dọc boong…). Việc chế tạo các chi tiết kết cấu được tiến hành theo các bước sau:
- Lắp các chi tiết với nhau và ép giữ các chi tiết đó theo dấu đã vạch sẵn trên vật liệu
- Hàn đính các chi tiết.
- Hàn chính thức theo phương pháp tự động và bán tự động
- Kiểm tra lại hình dáng và nắn thẳng nếu cần.
- Việc hàn đính phải tuân theo trình tự hàn để đảm bảo ứng suất và biến dạng hàn nhỏ nhất. Nếu dùng phương pháp tay thì phải hàn lùi từng đoạn để tránh tập trung ứng suất.

3. Chế tạo cụm chi tiết tấm
Cụm chi tiết tấm được chế tạo bằng cách lắp ghép nhiều tấm riêng biệt với nhau. Quá trình chế tạo cụm chi tiết tấm có thể tiến hành trên diện tích phẳng (đối với cụm chi tiết tấm phẳng hoặc cong ít) hoặc cũng có thể trên các bệ lắp ráp chuyên dùng đối với những cụm có độ cong tương đối lớn hoặc có dạng phức tạp. Quá trình chế tạo cụm chi tiết tấm bao gồm những bước sau:
- Kiểm tra đồng bộ của nguyên liệu từ kho chi tiết tới sau đó tất cả các tấm bao theo đúng vị trí trên bản vẽ qui định trên vị trí lắp ráp; Rà khớp các mép tấm với nhau, hàn đính chúng lại; Hàn các mối nối đấu đầu ;
- Kiểm tra nắn thẳng
- Việc hàn đính sau khi rà khớp cũng được tiến hành tương tự như các trường hợp lắp ráp khác nghĩa là chiều dài mỗi mối khoảng từ 30 đến 40 mm và khoảng cách giữa 2 mối ít nhất là 300 mm, ngoài ra mối hàn đính đối với cụm chi tiết tấm cần cách mép ngoài cùng 100 mm. Hàn đấu đầu giữa các tấm với nhau theo phương pháp tự động dưới chất trợ dung và hàn đồng thời cả hai phía.

4. Chế tạo phân đoạn phẳng
Các phân đoạn phẳng tiêu biểu là: phân đoạn vách dọc, vách ngang, phân đoạn mạn, phân đoạn boong, phân đoạn đáy đơn… Để chế tạo phân đoạn phẳng cần phải tuân theo trình tự sau:
- Chế tạo cụm chi tiết tôn bao
- Lấy dấu trên cụm chi tiết tôn bao và lắp đặt các khung xương nhóm I (các cơ cấu thường)
- Hàn các khung xương nhóm I với tôn bao
- Lắp đặt các chi tiết khung xương nhóm II và một số các trang thiết bị (cơ cấu khoẻ)
- Hàn các chi tiết khung xương nhóm II;
- Nắn phẳng phân đoạn;
- Lấy lại dấu đường bao và cắt phân đoạn theo kích thước (chú ý lượng dư lắp ráp)
- Thử kín nước và nghiệm thu phân đoạn trước khi chuyển đến kho bán thành phẩm.
- Khi lắp đặt khung xương theo vị trí vạch dấu trên tôn bao cần ép lần lượt từng khung xương sát với tôn bao trên đường vạch dấu hàn đính. Trong lắp đặt cần phải đảm bảo khe hở hàn giữa khung xương và tôn bao theo tiêu chuẩn. Phải tuân thủ đúng qui trình hàn để đảm bảo biến dạng sinh ra do hàn là nhỏ nhất, các lỗ chui và đường ống cũng được thi công trong gia đoạn này

5. Chế tạo phân đoạn khối
Phân đoạn khối được chế tạo từ các phân đoạn phẳng và các cụm chi tiết, việc chế tạo phân đoạn khối hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện cẩu của nhà máy. Một phân đoạn khối điển hình đáy đôi bao gồm cụm tấm bao đáy trong và phân đoạn đáy ngoài. Trình tự chế tạo phân đoạn khối đáy đôi như sau:
- Chế tạo cụm chi tiết tấm bao đáy ngoài và đáy trong.
- Lắp đặt các khung sườn nhóm I lên cụm chi tiết tấm bao đáy trong đã được lật ngược sau đó hàn bằng máy hàn tự động kết cấu đó với nhau ;
- Lắp đặt các khung sườn nhóm II và hàn bằng phương pháp hàn thủ công;
- Cẩu lật cả phân đoạn đáy trong;
- Các phân đoạn khối được tiến hành trên bệ lắp ráp chuyên dùng sẽ đảm bảo độ chính xác

6. Chế tạo các tổng đoạn.
Sau khi đã có các phân đoạn phẳng và phân đoạn khối ta tiến hành lắp ráp tổng đoạn. Ví dụ để chế tạo tổng đoạn giữa tàu được tiến hành theo trình tự sau:
- Đặt phân đoạn đáy, trước hết đặt dọc theo các mặt phẳng đường sườn, sau đó theo mặt phẳng đối xứng và ở chiều nằm ngang dựa vào mặt phẳng đường nước;
- Đặt phân đoạn vách ngang dựa vào đường nước và trục đối xứng vạch trên vách. Do phân đoạn vách còn lượng dư nên phải đặt vách cao hơn vị trí một lượng bằng lượng dư đã tính toán.
- Lấy dấu chính xác của phân đoạn vách, sau đó cắt phần dư không cần thiết và hạ vách xuống. Nếu tổng đoạn chỉ có một vách ngang thì đầu kia phải lắp đặt thêm vách lắp ráp
- Lắp đặt các phân đoạn mạn tàu dựa vào đường nước và mặt phẳng đường sườn
- Lắp đặt phân đoạn boong, vị trí phân đoạn boong được xác định dựa theo dấu mặt phẳng đối xứng mặt phẳng đường sườn và chiều cao mạn
- Trong quá trình lắp ráp cần phải sử dụng thiết bị kính ngắm để đảm bảo quá trình lắp ráp chính xác.

7. Chế tạo bệ máy
Khi chế tạo bệ máy thường thực hiện hiện trên bệ lắp ráp. Trình tự tiến hành: trên bệ lắp ráp phải vạch dấu chính xác vị trí các chi tiết kết cấu của bệ, sau đó đặt tấm trên cùng của bệ xuống dưới. Trên tấm đó đặt các kết cấu khung dọc, ngang của bệ và cuối cùng là các mã. Khi lắp đặt các chi tiết cần hàn đính ngay và kiểm tra độ chính xác của việc lắp đặt. Sau khi lắp ráp và hàn đính toàn bộ, tiến hành hàn theo trình tự: trưóc hết hàn các mối hàn đầu ngắn, tiếp đến hàn các mối hàn đứng và cuối cùng là hàn giữa khung và bệ tấm trên cùng một lúc

8. Lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ và trang thiết bị.
Việc lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ và trang thiết bị trong giai đoạn chế tạo Block tạo điều kiện thuận lợi cho lắp ráp vỏ tàu và là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Các trang thiết bị có thể lắp đặt trong giai đoạn chế tạo phân tổng đoạn là các đường ống, thiết bị điện, lớp cách ly, thiết bị trên boong, bệ máy…. Công tác lắp đặt các thiết bị phụ và trang thiết bị tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp ta có thể phân thành các loại công việc và tiến hành ở từng giai đoạn chế tạo khác nhau.

9. Đấu các block trên đà
Sau khi thi công hoàn chỉnh các block: Block chuẩn, buồng máy, lái, mũi…, bước tiếp theo là tiến hành lắp tổng thành trên đà tàu đây là giai đoạn lắp ráp quan trọng nhất và đòi hỏi chất lượng cao nhất có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của con tàu nên cần giám sát chặt chẽ từng bước, kiểm tra và nghiệm thu để đảm bảo các đặc tính kỹ thuật, tính thẩm mỹ, tính bền của con tàu sau khi hạ thuỷ.
Nhìn chung, để đóng các tàu có trọng tải lớn thường phải sử dụng phương pháp công nghệ là đóng theo block, đây là phương pháp có tính chuyên môn hoá - tự động hoá cao và nó đòi hỏi sự đồng bộ giữa các quá trình công nghệ. Ngoài hiệu quả nâng cao chất lượng công trình, thay thế dần lao động thủ công bằng lao động máy móc có hiệu quả kinh tế cao phương pháp này còn đảm bảo an toàn lao động và hạn chế được bệnh nghề nghiệp cho người thợ. Hiện nay, công nghệ đóng tàu theo block bước đầu đã được áp dụng ở một số nhà máy đóng tàu lớn ở nước ta như Bạch đằng, Hạ long…, tuy vậy mới ở mức độ sơ khai, các bước công nghệ chưa đồng bộ hiệu quả chưa đạt được mong muốn nên có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Dẫu sao các sản phẩm tiêu biểu như loạt tàu container 1.016 TEU, tàu hàng 13.500 DWT đã khẳng định tính vượt trội về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật so với các tàu trọng tải lớn đã từng được xuất xưởng tại đây.

KS. Hà Duy Kiên-Ban KHCN&NCPThttp://kimcokynhan.wordpress.com/2008/07/28/dong-tau-theo-block/http://kimcokynhan.files.wordpress.com/2008/07/block.jpg?w=272&h=246Đóng tàu theo block BlockĐóng tàu theo block Block
Về Đầu Trang Go down
http://trantuntu.wordpress.com
quangthu
Ban Điều Hành
Ban Điều Hành
quangthu


Nam
Tổng số bài gửi : 243
Age : 37
Đến từ:(NTU,...) : DHGTVTHCM
Nghề nghiệp: (Student,..) : student
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 18
Registration date : 18/04/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyThu 7 Aug 2008 - 21:32

Nhân đây cho tớ hỏi 2 vấn đề luôn.
Làm thế nào để kiểm tra độ xoắn của một tổng đoạn sau khi đã được ráp từ các phân đoạn.
Bạn nào giúp mình lập một qui trình hoàn chỉnh để lắp ráp (nói sơ qua cho nhanh) và cẩu lật (nói kỹ một tí) phân đoạn đáy đôi.Quá trình cẩu lật này bố trí bao nhiêu cẩu, bao nhiêu tai cẩu, làm thế nào xác định đúng vị trí của tai cẩu.
Về Đầu Trang Go down
http://www.hcmutrans.edu.vn
971
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực



Nam
Tổng số bài gửi : 21
Age : 43
Đến từ:(NTU,...) : Miền cát trắng
Nghề nghiệp: (Student,..) : kỹ sư
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : internet
Điểm năng động tích lũy : 0
Registration date : 08/07/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyFri 8 Aug 2008 - 0:13

cảm ơn tài liệu nhiều, block trên có nhiều thông tin hay lắm, các bạn vào xem nhé!
Về Đầu Trang Go down
http://vinamaso.net
shippro
Sub Admin
Sub Admin
shippro


Nam
Tổng số bài gửi : 403
Age : 48
Đến từ:(NTU,...) : Nha Trang University
Nghề nghiệp: (Student,..) : Ph.D student
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : Computer, programming, travelling, badminton, CFD
Điểm năng động tích lũy : 238
Registration date : 24/04/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyFri 8 Aug 2008 - 4:25

Blog của tớ cũng hay đó. mời các bạn ghé thăm nhé. Ai có thú vui chơi blog như tớ và anh Tuấn của blog trên thì connet để "play" nhé
Về Đầu Trang Go down
http://trantuntu.wordpress.com
hoangduocsu
Thành Viên Ưu Tiên
Thành Viên Ưu Tiên



Nam
Tổng số bài gửi : 32
Age : 43
Đến từ:(NTU,...) : dao dao hoa
Nghề nghiệp: (Student,..) : đi làm
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 5
Registration date : 07/08/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptySat 9 Aug 2008 - 2:58

Chào bạn!
Cho mình hỏi một chút. Trong đóng tàu hiện đại thì hình như các nhà máy sử dụng PP đóng tàu từ các MÔ ĐUN chứ? Vì PP đóng tàu từ các phân tổng đọan được áp dụng đã khá lâu rồi, trong các sách gíao khoa cũng nói về pp này từ những năm 60.
PP Mô đun cũng được áp dụng phần nào để đóng lọat tàu 53,000 DWT và các lọat tàu sau này của Vinashin.
Xin chỉ giáo!
Về Đầu Trang Go down
http://www.ttvnol.com
hoangduocsu
Thành Viên Ưu Tiên
Thành Viên Ưu Tiên



Nam
Tổng số bài gửi : 32
Age : 43
Đến từ:(NTU,...) : dao dao hoa
Nghề nghiệp: (Student,..) : đi làm
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 5
Registration date : 07/08/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptySat 9 Aug 2008 - 3:10

Đóng các pân đọan đáy đôi có lẽ là dễ nhất trong đóng 1 con tàu (Nhất là phần thân ống). Quy trình thi công thì không có gì phức tạp, gần như giống với các quy trình chung kinh điển mà ta đã học được ở nhà trường. Nếu thực tế hơn thì trong các bước lắp ráp sống phụ và đà ngang đáy có thay đổi tí chút.
- Bố trí móc cẩu phụ thuộc vào trọng tâm của PD ngòai vấn đề số lượng và khối lượng ra (phục vụ cho cẩu lật).
- PĐ đáy đôi khỏang (35~40t) đọan thân ống có thể bố trí 6 móc ở 4 góc.
+ 2 ở đọan hông của đáy.
+ 2 ở trên tôn đáy trên, 2 ở tôn vỏ cạnh còn lại đối diện với vị trí 2 móc kia.

+ 2 ở
Về Đầu Trang Go down
http://www.ttvnol.com
shippro
Sub Admin
Sub Admin
shippro


Nam
Tổng số bài gửi : 403
Age : 48
Đến từ:(NTU,...) : Nha Trang University
Nghề nghiệp: (Student,..) : Ph.D student
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : Computer, programming, travelling, badminton, CFD
Điểm năng động tích lũy : 238
Registration date : 24/04/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptySun 10 Aug 2008 - 0:07

@ quangthu: Thông thường trước khi đấu đà thì người ta tiến hành chuẩn bị các Block trước- trong đó khâu quan trọng nhất là việc kiểm các kích thước cơ bản về hình dạng tra độ phẳng, xoắn, thì việc này được thực hiện của bộ phận KCS của nhà máy - cách kiểm tra đều theo qui trình. Trong đó việc kiểm tra độ xoắn thì cũng đơn giản. Người ta có thể dùng ống thủy bình là truyền thống, ngoài ra người ta cũng hay dùng máy ngắm để kiểm tra. kiểm tra độ xoắn của block trước tiên người ta chọn một mặt phẳng chuẩn của block đó, ví dụ như block đáy đôi B4 Của tàu 225 TEU mà mình thực tập tại CTCNTT Nha Trang, thì người ta chọn INB làm bề mặt chuẩn, trên mặt chuẩn người ta dùng ống thủy bình đo bốn gốc, nếu độ cao của 4 gốc đó bằng nhau thì coi như block đảm bảo độ xoắn cho phép
Về qui trình lắp ráp đáy đôi thì cũng giống như các qui trình khác, bạn có các luận văn mẫu thì có thể tham khảo trong đó, còn qui trình cẩu lật thì như bạn hoangduocsu đã trình bày.
@ hoangduocsu:


Nhìn chung, để đóng các tàu
có trọng tải lớn thường phải sử dụng phương pháp công nghệ là đóng theo module,
đây là phương pháp có tính chuyên môn hoá - tự động hoá cao và nó đòi hỏi sự
đồng bộ giữa các quá trình công nghệ. Ngoài hiệu quả nâng cao chất lượng công
trình, thay thế dần lao động thủ công bằng lao động máy móc có hiệu quả kinh tế
cao phương pháp này còn đảm bảo an toàn lao động và hạn chế được bệnh nghề
nghiệp cho người thợ. Hiện nay, công nghệ đóng tàu theo module bước đầu đã được
áp dụng ở một số nhà máy đóng tàu lớn ở nước ta như Bạch đằng, Hạ long..., tuy
vậy mới ở mức độ sơ khai, các bước công nghệ chưa đồng bộ hiệu quả chưa đạt
được mong muốn nên có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động cũng như chất
lượng sản phẩm.
Phương pháp DDT theo PP modul thì chỉ phát huy hiệu quả trong các nhà máy hiện đại có trình độ chuyên mộn hóa cao, còn trong tình trạng các nhà máy đóng tàu của ta hiện nay thì pp đóng tàu theo pp block là tối ưu nhất. Mình có sưu tầm bài báo nói về điều này, chúng ta có thể phân tích ưu và nhược điểm của hai phương pháp này để áp dụng vào sản xuất sao cho hiệu quả nhất
Về Đầu Trang Go down
http://trantuntu.wordpress.com
quangthu
Ban Điều Hành
Ban Điều Hành
quangthu


Nam
Tổng số bài gửi : 243
Age : 37
Đến từ:(NTU,...) : DHGTVTHCM
Nghề nghiệp: (Student,..) : student
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 18
Registration date : 18/04/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyWed 13 Aug 2008 - 6:06

Các bác nói sơ sài thế, dĩ nhiên những cái này mình vẫn hiểu, nhưng cũng chỉ sơ sài thế này thôi, còn ở đây mình muốn đưa ra cho mọi người tranh luậnđể hiểu kỹ vấn đề này. Làm ơn đọc lại câu hỏi của mình kỹ lưỡng và phân tích rút ra vấn đề để thảo luận nha.
Về Đầu Trang Go down
http://www.hcmutrans.edu.vn
pham xuan kien
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực



Nam
Tổng số bài gửi : 21
Age : 36
Đến từ:(NTU,...) : vimaru and hcmutrans
Nghề nghiệp: (Student,..) : Kĩ sư
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : bong da
Điểm năng động tích lũy : 27
Registration date : 04/10/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyThu 30 Jul 2009 - 19:42

chua phai la hien dai nhat. block thi moi chi la phan vo thoi. lap rap theo modul moi la hie ndai nhat. tui dang thuc tap tai nha may dong tau oshima cua nhat ban. o day ho dong tau theo modul lap ghep. thoi gian tau nam trong au den khi ha thuy chi hon 1 thang thoi. co ban la toan bo ong va cac thiet bo buong may da duoc lap rap tren modul trong phan xuong. den khi lap xuong au thi chi co viec han vao voi nhau va noi cac mieng ong vao voi nhau thoi. va lap may chinh va he truc nua. may chinh nang gan 400t cau nguyen chiec. (trong luong cau toi da 1200t)
ai can co anh thi cu lien he voi tui. [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
http://votau.org
quangvpis
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
quangvpis


Nam
Tổng số bài gửi : 15
Age : 43
Đến từ:(NTU,...) : HUT
Nghề nghiệp: (Student,..) : Technical consultant
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 18
Registration date : 17/08/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyFri 31 Jul 2009 - 3:24

ĐỀ nghị bạn lần sau up bài gõ TV nhé!!
Về Đầu Trang Go down
http://www.votau.org
hoashinco
Thành Viên Ưu Tiên
Thành Viên Ưu Tiên



Nam
Tổng số bài gửi : 63
Age : 115
Đến từ:(NTU,...) : Thanh Hoa
Nghề nghiệp: (Student,..) : Engineer
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : no
Điểm năng động tích lũy : 101
Registration date : 21/03/2009

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyFri 31 Jul 2009 - 7:50

Đóng Mudun là phương pháp hiện đại, nhưng yêu cầu về độ chính xác của từng mudun là rất cao. Nhưng nếu tính thì thời gian để đóng 1con tàu chưa hẳn đã nhanh hơn nhiều so với đóng block.
Về Đầu Trang Go down
http://vietnamnet.vn
doquangthang
Moderator
Moderator



Nam
Tổng số bài gửi : 106
Age : 41
Đến từ:(NTU,...) : HP
Nghề nghiệp: (Student,..) : Engineer
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 71
Registration date : 18/01/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyThu 6 Aug 2009 - 8:31

Đúng vậy đóng tàu theo module là phương pháp hiện đại nhất. Đó là phương pháp mà nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang hướng tới.
Ở các nước phát triển thì phương pháp này là phổ biến còn ở ta thì khá mới mẻ. Theo mình biết thì Việt Nam chưa có công ty nào đóng theo kiểu này cả.

vn vn vn vn vn vn vn


Được sửa bởi doquangthang ngày Thu 6 Aug 2009 - 23:05; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://votauthuy.co.cc
longle
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới



Nam
Tổng số bài gửi : 2
Age : 60
Đến từ:(NTU,...) : Ha Noi
Nghề nghiệp: (Student,..) : Bo Doi
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : Bóng đá
Điểm năng động tích lũy : 2
Registration date : 12/07/2009

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyThu 6 Aug 2009 - 11:33

doquangthang đã viết:
Đúng vậy đóng tàu theo module là phương pháp hiện đại nhất. Đó là phương pháp mà nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang hướng tới. Ở các nước phát triển thì phương pháp này là phổ biến còn ở ta thì khá mới mẻ. Theo mình biết thì Việt Nam chưa có công ty nào đóng theo kiểu này cả.
Chúng ta tìm hiểu về nó tí nhỉ!!!


Về
cơ bản phương pháp đóng tàu theo module là việc lắp ráp con tàu từ các tổng đoạn
khối (Block) trên đó đã lắp đặt sẵn các trang thiết bị cố định. Các công đoạn chế tạo phân tổng
đoạn hoàn toàn không có gì mới,
nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao hơn về lượng dư gia công, vị trí lắp đặt hệ
ống… và đặc biệt các thiết bị trên tàu được lắp ráp ngay từ những công đoạn đầu.
Do đó đòi hỏi Nhà máy phải có điều kiện cơ sở vật chất đạt đến một trình độ nhất
định, đồng bộ giữa khâu thiết kế công nghệ và thi công, trình độ của người thợ…
phải được trang bị công nghệ tự động hoá tối thiểu như triển khai tôn vỏ bằng
phần mềm chuyên dùng kết hợp với việc trang bị các trang thiết bị: cẩu đủ lớn để
nâng được một đơn vị là module lớn nhất của con
tàu được đóng (thường
trên 150 tấn đối với tàu cỡ 15.000 DWT), máy sơ chế tôn, máy hàn cắt tự động,
bãi lắp ráp đủ tiêu chuẩn…


Đóng tàu theo module
thường được thực hiện theo các bước sau:


1. Phân nhóm công nghệ:


Nguyên
vật liệu để đóng vỏ tàu là thép hình và thép tấm sau khi nhập về được tiến hành
làm sạch trong phân xưởng vỏ (xử lý bề mặt và sơn lót), Vỏ tàu thủy được hình
thành bởi rất nhiều các tấm phẳng, cong, các thanh dầm và các chi tiết từ đơn
giản đến phức tạp. Do vậy để thuận lợi cho chế tạo, cần phân nhóm các hệ chi tiết
cũng như trình tự gia công để đảm bảo rằng một chi tiết sau khi được gia công
hành trình của nguyên vật liệu qua các nguyên công trong dây chuyền sản xuất
theo con đường ngắn nhất.


Nhóm 1: Gồm các tấm phẳng
lớn như: đáy trong, ngoài, mạn, vách, thượng tầng…


Nhóm 2: Các tấm cong một
chiều có thể vạch dấu gia công hoàn toàn trước khi uốn (hông, mạn, boong tàu…)


Nhóm 3: Các tấm cong 2
chiều phải vạch dấu sơ bộ trước khi uốn, sau khi uốn lấy dấu lại trước khi gia
công tinh (các tấm mạn phần mũi, phần lái)


Nhóm 4: Các chi tiết được
cắt bởi mỏ cắt hay máy cắt cơ khí (các loại mã, đà dọc ngang...)


Nhóm 5: Các chi tiết
gia cường thẳng (sườn mạn, nẹp vách, xà boong)


Nhóm 6: Các chi tiết có
bán kính cong lớn (các sườn vùng hông tàu, vùng mũi, vùng đuôi).


Nhóm 7: Các tấm cong nhỏ:
đà ngang vùng hông, các tấm mã dưới đáy đôi liên kết sườn với các dầm dọc đáy…


2. Chế tạo chi tiết thanh thép chữ
T và L



Trong
kết cấu tàu thuỷ thường sử dụng chi tiết có kết cấu tiết diện T và chữ L là các
chi tiết gia cường chính (đường sườn chính, dầm dọc đáy, xà dọc boong...). Việc
chế tạo các chi tiết kết cấu được tiến hành theo các bước sau:


- Lắp các chi tiết với nhau và ép giữ các chi tiết đó theo dấu đã
vạch sẵn trên vật liệu


- Hàn đính các chi tiết.


- Hàn chính thức theo phương pháp tự động và bán tự động


- Kiểm tra lại hình dáng và nắn thẳng nếu cần.


- Việc hàn đính phải tuân theo trình tự hàn để đảm bảo ứng suất
và biến dạng hàn nhỏ nhất. Nếu dùng phương pháp tay thì phải hàn lùi từng đoạn
để tránh tập trung ứng suất.


3. Chế tạo cụm chi tiết tấm


Cụm chi tiết tấm được
chế tạo bằng cách lắp ghép nhiều tấm riêng biệt với nhau. Quá trình chế tạo cụm
chi tiết tấm có thể tiến hành trên diện tích phẳng (đối với cụm chi tiết tấm phẳng
hoặc cong ít) hoặc cũng có thể trên các bệ lắp ráp chuyên dùng đối với những cụm
có độ cong tương đối lớn hoặc có dạng phức tạp. Quá trình chế tạo cụm chi tiết
tấm bao gồm những bước sau:


- Kiểm tra đồng bộ của nguyên liệu từ kho chi tiết tới sau đó tất
cả các tấm bao theo đúng vị trí trên bản vẽ qui định trên vị trí lắp ráp; Rà khớp
các mép tấm với nhau, hàn đính chúng lại; Hàn các mối nối đấu đầu ;


- Kiểm tra nắn thẳng


- Việc hàn đính sau khi rà khớp cũng được tiến hành tương tự như
các trường hợp lắp ráp khác nghĩa là chiều dài mỗi mối khoảng từ 30 đến 40 mm
và khoảng cách giữa 2 mối ít nhất là 300 mm, ngoài ra mối hàn đính đối với cụm
chi tiết tấm cần cách mép ngoài cùng 100 mm. Hàn đấu đầu giữa các tấm với nhau
theo phương pháp tự động dưới chất trợ dung và hàn đồng thời cả hai phía.


4. Chế tạo phân đoạn phẳng


Các phân đoạn phẳng
tiêu biểu là: phân đoạn vách dọc, vách ngang, phân đoạn mạn, phân đoạn boong,
phân đoạn đáy đơn... Để chế tạo phân đoạn phẳng cần phải tuân theo trình tự
sau:


- Chế tạo cụm chi tiết tôn bao


- Lấy dấu trên cụm chi tiết tôn bao và lắp đặt các khung xương
nhóm I (các cơ cấu thường)


- Hàn các khung xương nhóm I với tôn bao


- Lắp đặt các chi tiết khung xương nhóm II và một số các trang
thiết bị (cơ cấu khoẻ)


- Hàn các chi tiết khung xương nhóm II;


- Nắn phẳng phân đoạn;


- Lấy lại dấu đường bao và cắt phân đoạn theo kích thước (chú ý
lượng dư lắp ráp)


- Thử kín nước và nghiệm thu phân đoạn trước khi chuyển đến kho
bán thành phẩm.


- Khi lắp đặt khung xương theo vị trí vạch dấu trên tôn bao cần
ép lần lượt từng khung xương sát với tôn bao trên đường vạch dấu hàn đính.
Trong lắp đặt cần phải đảm bảo khe hở hàn giữa khung xương và tôn bao theo tiêu
chuẩn. Phải tuân thủ đúng qui trình hàn để đảm bảo biến dạng sinh ra do hàn là
nhỏ nhất, các lỗ chui và đường ống cũng được thi công trong gia đoạn này


5. Chế tạo phân đoạn khối


Phân đoạn khối được chế
tạo từ các phân đoạn phẳng và các cụm chi tiết, việc chế tạo phân đoạn khối
hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện cẩu của nhà máy. Một phân đoạn khối điển hình
đáy đôi bao gồm cụm tấm bao đáy trong và phân đoạn đáy ngoài. Trình tự chế tạo
phân đoạn khối đáy đôi như sau:


- Chế tạo cụm chi tiết tấm bao đáy ngoài và đáy trong.


- Lắp đặt các khung sườn nhóm I lên cụm chi tiết tấm bao đáy
trong đã được lật ngược sau đó hàn bằng máy hàn tự động kết cấu đó với nhau ;


- Lắp đặt các khung sườn nhóm II và hàn bằng phương pháp hàn thủ
công;


- Cẩu lật cả phân đoạn đáy trong;


- Các phân đoạn khối được tiến hành trên bệ lắp ráp chuyên dùng sẽ
đảm bảo độ chính xác


6. Chế tạo các tổng đoạn.


Sau khi đã có các phân
đoạn phẳng và phân đoạn khối ta tiến hành lắp ráp tổng đoạn. Ví dụ để chế tạo tổng
đoạn giữa tàu được tiến hành theo trình tự sau:


- Đặt phân đoạn đáy, trước hết đặt dọc theo các mặt phẳng đường
sườn, sau đó theo mặt phẳng đối xứng và ở chiều nằm ngang dựa vào mặt phẳng đường
nước;


- Đặt phân đoạn vách ngang dựa vào đường nước và trục đối xứng vạch
trên vách. Do phân đoạn vách còn lượng dư nên phải đặt vách cao hơn vị trí một
lượng bằng lượng dư đã tính toán.


- Lấy dấu chính xác của phân đoạn vách, sau đó cắt phần dư không
cần thiết và hạ vách xuống. Nếu tổng đoạn chỉ có một vách ngang thì đầu kia phải
lắp đặt thêm vách lắp ráp


- Lắp đặt các phân đoạn mạn tàu dựa vào đường nước và mặt phẳng
đường sườn


- Lắp đặt phân đoạn boong, vị trí phân đoạn boong được xác định dựa
theo dấu mặt phẳng đối xứng mặt phẳng đường sườn và chiều cao mạn


- Trong quá trình lắp ráp cần phải sử dụng thiết bị kính ngắm để
đảm bảo quá trình lắp ráp chính xác.


7. Chế tạo bệ máy


Khi chế tạo bệ máy thường
thực hiện hiện trên bệ lắp ráp. Trình tự tiến hành: trên bệ lắp ráp phải vạch dấu
chính xác vị trí các chi tiết kết cấu của bệ, sau đó đặt tấm trên cùng của bệ
xuống dưới. Trên tấm đó đặt các kết cấu khung dọc, ngang của bệ và cuối cùng là
các mã. Khi lắp đặt các chi tiết cần hàn đính ngay và kiểm tra độ chính xác của
việc lắp đặt. Sau khi lắp ráp và hàn đính toàn bộ, tiến hành hàn theo trình tự:
trưóc hết hàn các mối hàn đầu ngắn, tiếp đến hàn các mối hàn đứng và cuối cùng
là hàn giữa khung và bệ tấm trên cùng một


8. Lắp đặt các chi tiết kết cấu
phụ và trang thiết bị.



Việc lắp đặt các chi tiết
kết cấu phụ và trang thiết bị trong giai đoạn chế tạo Block tạo điều kiện thuận
lợi cho lắp ráp vỏ tàu và là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm. Các trang thiết bị có thể lắp đặt trong giai đoạn chế
tạo phân tổng đoạn là các đường ống, thiết bị điện, lớp cách ly, thiết bị trên
boong, bệ máy…. Công tác lắp đặt các thiết bị phụ và trang thiết bị tuỳ thuộc
vào mức độ phức tạp ta có thể phân thành các loại công việc và tiến hành ở từng
giai đoạn chế tạo khác nhau.


9. Đấu các module trên đà


Sau
khi thi công hoàn chỉnh các module: Module chuẩn, buồng máy, lái, mũi…, bước tiếp
theo là tiến hành lắp tổng thành trên đà tàu đây là giai đoạn lắp ráp quan trọng
nhất và đòi hỏi chất lượng cao nhất có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của
con tàu nên cần giám sát chặt chẽ từng bước, kiểm tra và nghiệm thu để đảm bảo
các đặc tính kỹ thuật, tính thẩm mỹ, tính bền của con tàu sau khi hạ thuỷ.

Nhìn chung, để đóng các tàu có trọng tải lớn thường phải sử dụng phương
pháp công nghệ là đóng theo module, đây là phương pháp có tính chuyên môn hoá -
tự động hoá cao và nó đòi hỏi sự đồng bộ giữa các quá trình công nghệ. Ngoài hiệu
quả nâng cao chất lượng công trình, thay thế dần lao động thủ công bằng lao động
máy móc có hiệu quả kinh tế cao phương pháp này còn đảm bảo an toàn lao động và
hạn chế được bệnh nghề nghiệp cho người thợ. Hiện nay, công nghệ đóng tàu theo
module bước đầu đã được áp dụng ở một số nhà máy đóng tàu lớn ở nước ta như Bạch
đằng, Hạ long..., tuy vậy mới ở mức độ sơ khai, các bước công nghệ chưa đồng bộ
hiệu quả chưa đạt được mong muốn nên có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động
cũng như chất lượng sản phẩm. Dẫu sao các sản phẩm tiêu biểu như loạt tàu
container 1.016 TEU, tàu hàng 13.500 DWT đã khẳng định tính vượt trội về các chỉ
tiêu kinh tế, kỹ thuật so với các tàu trọng tải lớn đã từng được xuất xưởng tại
đây.
vn vn vn vn vn vn vn
Về Đầu Trang Go down
http://Google.com
longle
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới



Nam
Tổng số bài gửi : 2
Age : 60
Đến từ:(NTU,...) : Ha Noi
Nghề nghiệp: (Student,..) : Bo Doi
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : Bóng đá
Điểm năng động tích lũy : 2
Registration date : 12/07/2009

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptySat 29 Aug 2009 - 19:25

shippro đã viết:

ĐÓNG TÀU THEO BLOCK - PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI ĐỂ ĐÓNG CÁC TÀU CÓ TRỌNG TẢI LỚN

Thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế biển. Vươn ra biển là một trong những sách lược quan trọng của Việt Nam mà ngành đóng tàu là một điểm nhấn được Đảng, chính phủ tạo cho những hành lang pháp lý thuận lợi xây dựng thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Những con tàu 6500 tấn, 13.500 tấn, và sắp tới là 22.000 tấn và 53.000 tấn đạt tiêu chuẩn quốc tế lần lượt xuất xưởng từ các đơn vị thành viên là các Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nam Triệu, Hạ Long… đánh dấu một bước tiến quan trọng về ứng dụng công nghệ mới của Ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

Hầu hết các Nhà máy của VINASHIN đã từng bước áp dụng công nghệ cao của các nước tiên tiến chuyển giao để cho ra đời những con tàu có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xu hướng đóng tàu theo block là biện pháp tốt nhất để các cơ sở đóng tàu của ta thực hiện thành công các đơn hàng của nước ngoài vốn đã đầy ắp cho nhiều năm tới. Nó là tiêu chí bắt buộc để các dự án nâng cấp hoặc xây dựng mới các nhà máy đóng tàu cần tính đến nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư, lựa chọn trang thiết bị và xây dựng các quy trình công nghệ phù hợp.

Với những ưu điểm vượt trội so với cách làm thông thường, phương pháp đóng tàu theo block rút ngắn đến 40% thời gian tàu nằm trên đà (con số khiêm tốn do ta mới bắt đầu ứng dụng công nghệ này) so với phương pháp đấu đà hình tháp bởi vì thời gian nằm đà lúc này chỉ là công việc đấu ghép các block với nhau, hơn nữa cùng một lúc có thể triển khai được nhiều bộ phận chuyên môn khác như: hệ thống đường ống, hệ thống điện, hệ thống neo, hệ thống lái…. mà trước đây các bộ phận này thường phải chờ nhau. Trong bài viết này, tác giả xin giới thiệu phương pháp công nghệ đóng tàu theo block đã được thực hiện thành công và hiệu quả tại các nước phát triển như: Ba Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn quốc… từ hàng chục năm về trước.

Về cơ bản phương pháp đóng tàu theo block là việc lắp ráp con tàu từ các tổng đoạn khối (Block) trên đó đã lắp đặt sẵn các trang thiết bị cố định. Các công đoạn chế tạo phân tổng đoạn hoàn toàn không có gì mới, nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao hơn về lượng dư gia công, vị trí lắp đặt hệ ống… và đặc biệt các thiết bị trên tàu được lắp ráp ngay từ những công đoạn đầu. Do đó đòi hỏi Nhà máy phải có điều kiện cơ sở vật chất đạt đến một trình độ nhất định, đồng bộ giữa khâu thiết kế công nghệ và thi công, trình độ của người thợ… phải được trang bị công nghệ tự động hoá tối thiểu như triển khai tôn vỏ bằng phần mềm chuyên dùng kết hợp với việc trang bị các trang thiết bị: cẩu đủ lớn để nâng được một đơn vị là block lớn nhất của con tàu được đóng (thường trên 150 tấn đối với tàu cỡ 15.000 DWT), máy sơ chế tôn, máy hàn cắt tự động, bãi lắp ráp đủ tiêu chuẩn…
Đóng tàu theo block thường được thực hiện theo các bước sau:

1. Phân nhóm công nghệ:
Nguyên vật liệu để đóng vỏ tàu là thép hình và thép tấm sau khi nhập về được tiến hành làm sạch trong phân xưởng vỏ (xử lý bề mặt và sơn lót), Vỏ tàu thủy được hình thành bởi rất nhiều các tấm phẳng, cong, các thanh dầm và các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp. Do vậy để thuận lợi cho chế tạo, cần phân nhóm các hệ chi tiết cũng như trình tự gia công để đảm bảo rằng một chi tiết sau khi được gia công hành trình của nguyên vật liệu qua các nguyên công trong dây chuyền sản xuất theo con đường ngắn nhất.
Nhóm 1: Gồm các tấm phẳng lớn như: đáy trong, ngoài, mạn, vách, thượng tầng…
Nhóm 2: Các tấm cong một chiều có thể vạch dấu gia công hoàn toàn trước khi uốn (hông, mạn, boong tàu…)
Nhóm 3: Các tấm cong 2 chiều phải vạch dấu sơ bộ trước khi uốn, sau khi uốn lấy dấu lại trước khi gia công tinh (các tấm mạn phần mũi, phần lái)
Nhóm 4: Các chi tiết được cắt bởi mỏ cắt hay máy cắt cơ khí (các loại mã, đà dọc ngang…)
Nhóm 5: Các chi tiết gia cường thẳng (sườn mạn, nẹp vách, xà boong)
Nhóm 6: Các chi tiết có bán kính cong lớn (các sườn vùng hông tàu, vùng mũi, vùng đuôi).
Nhóm 7: Các tấm cong nhỏ: đà ngang vùng hông, các tấm mã dưới đáy đôi liên kết sườn với các dầm dọc đáy…

2. Chế tạo chi tiết thanh thép chữ T
Trong kết cấu tàu thuỷ thường sử dụng chi tiết có kết cấu tiết diện T là các chi tiết gia cường chính (đường sườn chính, dầm dọc đáy, xà dọc boong…). Việc chế tạo các chi tiết kết cấu được tiến hành theo các bước sau:
- Lắp các chi tiết với nhau và ép giữ các chi tiết đó theo dấu đã vạch sẵn trên vật liệu
- Hàn đính các chi tiết.
- Hàn chính thức theo phương pháp tự động và bán tự động
- Kiểm tra lại hình dáng và nắn thẳng nếu cần.
- Việc hàn đính phải tuân theo trình tự hàn để đảm bảo ứng suất và biến dạng hàn nhỏ nhất. Nếu dùng phương pháp tay thì phải hàn lùi từng đoạn để tránh tập trung ứng suất.

3. Chế tạo cụm chi tiết tấm
Cụm chi tiết tấm được chế tạo bằng cách lắp ghép nhiều tấm riêng biệt với nhau. Quá trình chế tạo cụm chi tiết tấm có thể tiến hành trên diện tích phẳng (đối với cụm chi tiết tấm phẳng hoặc cong ít) hoặc cũng có thể trên các bệ lắp ráp chuyên dùng đối với những cụm có độ cong tương đối lớn hoặc có dạng phức tạp. Quá trình chế tạo cụm chi tiết tấm bao gồm những bước sau:
- Kiểm tra đồng bộ của nguyên liệu từ kho chi tiết tới sau đó tất cả các tấm bao theo đúng vị trí trên bản vẽ qui định trên vị trí lắp ráp; Rà khớp các mép tấm với nhau, hàn đính chúng lại; Hàn các mối nối đấu đầu ;
- Kiểm tra nắn thẳng
- Việc hàn đính sau khi rà khớp cũng được tiến hành tương tự như các trường hợp lắp ráp khác nghĩa là chiều dài mỗi mối khoảng từ 30 đến 40 mm và khoảng cách giữa 2 mối ít nhất là 300 mm, ngoài ra mối hàn đính đối với cụm chi tiết tấm cần cách mép ngoài cùng 100 mm. Hàn đấu đầu giữa các tấm với nhau theo phương pháp tự động dưới chất trợ dung và hàn đồng thời cả hai phía.

4. Chế tạo phân đoạn phẳng
Các phân đoạn phẳng tiêu biểu là: phân đoạn vách dọc, vách ngang, phân đoạn mạn, phân đoạn boong, phân đoạn đáy đơn… Để chế tạo phân đoạn phẳng cần phải tuân theo trình tự sau:
- Chế tạo cụm chi tiết tôn bao
- Lấy dấu trên cụm chi tiết tôn bao và lắp đặt các khung xương nhóm I (các cơ cấu thường)
- Hàn các khung xương nhóm I với tôn bao
- Lắp đặt các chi tiết khung xương nhóm II và một số các trang thiết bị (cơ cấu khoẻ)
- Hàn các chi tiết khung xương nhóm II;
- Nắn phẳng phân đoạn;
- Lấy lại dấu đường bao và cắt phân đoạn theo kích thước (chú ý lượng dư lắp ráp)
- Thử kín nước và nghiệm thu phân đoạn trước khi chuyển đến kho bán thành phẩm.
- Khi lắp đặt khung xương theo vị trí vạch dấu trên tôn bao cần ép lần lượt từng khung xương sát với tôn bao trên đường vạch dấu hàn đính. Trong lắp đặt cần phải đảm bảo khe hở hàn giữa khung xương và tôn bao theo tiêu chuẩn. Phải tuân thủ đúng qui trình hàn để đảm bảo biến dạng sinh ra do hàn là nhỏ nhất, các lỗ chui và đường ống cũng được thi công trong gia đoạn này

5. Chế tạo phân đoạn khối
Phân đoạn khối được chế tạo từ các phân đoạn phẳng và các cụm chi tiết, việc chế tạo phân đoạn khối hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện cẩu của nhà máy. Một phân đoạn khối điển hình đáy đôi bao gồm cụm tấm bao đáy trong và phân đoạn đáy ngoài. Trình tự chế tạo phân đoạn khối đáy đôi như sau:
- Chế tạo cụm chi tiết tấm bao đáy ngoài và đáy trong.
- Lắp đặt các khung sườn nhóm I lên cụm chi tiết tấm bao đáy trong đã được lật ngược sau đó hàn bằng máy hàn tự động kết cấu đó với nhau ;
- Lắp đặt các khung sườn nhóm II và hàn bằng phương pháp hàn thủ công;
- Cẩu lật cả phân đoạn đáy trong;
- Các phân đoạn khối được tiến hành trên bệ lắp ráp chuyên dùng sẽ đảm bảo độ chính xác

6. Chế tạo các tổng đoạn.
Sau khi đã có các phân đoạn phẳng và phân đoạn khối ta tiến hành lắp ráp tổng đoạn. Ví dụ để chế tạo tổng đoạn giữa tàu được tiến hành theo trình tự sau:
- Đặt phân đoạn đáy, trước hết đặt dọc theo các mặt phẳng đường sườn, sau đó theo mặt phẳng đối xứng và ở chiều nằm ngang dựa vào mặt phẳng đường nước;
- Đặt phân đoạn vách ngang dựa vào đường nước và trục đối xứng vạch trên vách. Do phân đoạn vách còn lượng dư nên phải đặt vách cao hơn vị trí một lượng bằng lượng dư đã tính toán.
- Lấy dấu chính xác của phân đoạn vách, sau đó cắt phần dư không cần thiết và hạ vách xuống. Nếu tổng đoạn chỉ có một vách ngang thì đầu kia phải lắp đặt thêm vách lắp ráp
- Lắp đặt các phân đoạn mạn tàu dựa vào đường nước và mặt phẳng đường sườn
- Lắp đặt phân đoạn boong, vị trí phân đoạn boong được xác định dựa theo dấu mặt phẳng đối xứng mặt phẳng đường sườn và chiều cao mạn
- Trong quá trình lắp ráp cần phải sử dụng thiết bị kính ngắm để đảm bảo quá trình lắp ráp chính xác.

7. Chế tạo bệ máy
Khi chế tạo bệ máy thường thực hiện hiện trên bệ lắp ráp. Trình tự tiến hành: trên bệ lắp ráp phải vạch dấu chính xác vị trí các chi tiết kết cấu của bệ, sau đó đặt tấm trên cùng của bệ xuống dưới. Trên tấm đó đặt các kết cấu khung dọc, ngang của bệ và cuối cùng là các mã. Khi lắp đặt các chi tiết cần hàn đính ngay và kiểm tra độ chính xác của việc lắp đặt. Sau khi lắp ráp và hàn đính toàn bộ, tiến hành hàn theo trình tự: trưóc hết hàn các mối hàn đầu ngắn, tiếp đến hàn các mối hàn đứng và cuối cùng là hàn giữa khung và bệ tấm trên cùng một lúc

8. Lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ và trang thiết bị.
Việc lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ và trang thiết bị trong giai đoạn chế tạo Block tạo điều kiện thuận lợi cho lắp ráp vỏ tàu và là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Các trang thiết bị có thể lắp đặt trong giai đoạn chế tạo phân tổng đoạn là các đường ống, thiết bị điện, lớp cách ly, thiết bị trên boong, bệ máy…. Công tác lắp đặt các thiết bị phụ và trang thiết bị tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp ta có thể phân thành các loại công việc và tiến hành ở từng giai đoạn chế tạo khác nhau.

9. Đấu các block trên đà
Sau khi thi công hoàn chỉnh các block: Block chuẩn, buồng máy, lái, mũi…, bước tiếp theo là tiến hành lắp tổng thành trên đà tàu đây là giai đoạn lắp ráp quan trọng nhất và đòi hỏi chất lượng cao nhất có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của con tàu nên cần giám sát chặt chẽ từng bước, kiểm tra và nghiệm thu để đảm bảo các đặc tính kỹ thuật, tính thẩm mỹ, tính bền của con tàu sau khi hạ thuỷ.
Nhìn chung, để đóng các tàu có trọng tải lớn thường phải sử dụng phương pháp công nghệ là đóng theo block, đây là phương pháp có tính chuyên môn hoá - tự động hoá cao và nó đòi hỏi sự đồng bộ giữa các quá trình công nghệ. Ngoài hiệu quả nâng cao chất lượng công trình, thay thế dần lao động thủ công bằng lao động máy móc có hiệu quả kinh tế cao phương pháp này còn đảm bảo an toàn lao động và hạn chế được bệnh nghề nghiệp cho người thợ. Hiện nay, công nghệ đóng tàu theo block bước đầu đã được áp dụng ở một số nhà máy đóng tàu lớn ở nước ta như Bạch đằng, Hạ long…, tuy vậy mới ở mức độ sơ khai, các bước công nghệ chưa đồng bộ hiệu quả chưa đạt được mong muốn nên có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Dẫu sao các sản phẩm tiêu biểu như loạt tàu container 1.016 TEU, tàu hàng 13.500 DWT đã khẳng định tính vượt trội về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật so với các tàu trọng tải lớn đã từng được xuất xưởng tại đây.

KS. Hà Duy Kiên-Ban KHCN&NCPThttp://kimcokynhan.wordpress.com/2008/07/28/dong-tau-theo-block/http://kimcokynhan.files.wordpress.com/2008/07/block.jpg?w=272&h=246Đóng tàu theo block BlockĐóng tàu theo block Block
Về Đầu Trang Go down
http://Google.com
lapnickchiviyeuem
Thành Viên Ưu Tiên
Thành Viên Ưu Tiên



Nam
Tổng số bài gửi : 53
Age : 36
Đến từ:(NTU,...) : vietnam
Nghề nghiệp: (Student,..) : student
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 22
Registration date : 11/08/2008

Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block EmptyThu 1 Oct 2009 - 1:08

ở Việt Nam mình đã đóng được theo modul đâu mới chỉ dừng lại ở việc đóng theo phân đoạn khối và lắp ráp theo kiểu xây tầng thôi ( hình như đóng theo tổng đoạn cũng chưa có, chỉ có một số tàu kéo nhỏ nhỏ đóng ở sông cấm thì có thấy rồi). đóng theo tổng đoạn (block) hay modul đòi hỏi trang thiết bị, mặt bằng và con người rất cao cái này có lẽ phải vài năm nữa Việt Nam mới làm được. có lần tôi xem trên vtc2, hàn quốc có đóng một con tàu chở container ( không rõ bao nhiêu TEU nhưng có vẻ rất lớn) lắp theo phương pháp modul, một modul mũi quả lê của nó hình như nặng khoảng hơn 1000T, Việt Nam mình làm gì có cẩu lớn thế để cẩu được modul này. Nếu muốn đóng theo modul thì còn phải đầu tư nhiêu vào cơ sở hạ tầng.
Về Đầu Trang Go down
http://vinamaso.net
Sponsored content





Đóng tàu theo block Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đóng tàu theo block   Đóng tàu theo block Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đóng tàu theo block
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Hàn đấu đà block đó với block boong và block mạn liền kề, công tác chuẩn bị, sơ đồ đấu đà.
» TÍNH TOÁN CHI PHÍ (TRỌN GÓI) CHO VIỆC ĐÓNG MỚI 1 BLOCK ĐIỂN HÌNH!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM :: KIẾN THỨC TÀU THỦY :: CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU :: CÔNG NGHỆ ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU-
Chuyển đến 
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
LƯỢT TRUY CẬP
Top posters
DSC-Marine Co.,LTD (941)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
Nguoihatinh (509)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
shippro (403)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
Nguyễn Thanh Nghị (315)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
tanduong028 (280)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
quangthu (243)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
nguyenxuanviet (234)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
KENT0906 (196)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
Anh2Long (190)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
Hồng Thất Công (188)
Đóng tàu theo block Vote_lcapĐóng tàu theo block Voting_barĐóng tàu theo block Vote_rcap 
DÀNH CHO QUẢNG CÁO
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ DSC-MARINE.
DỊCH VỤ THIẾT KẾ, ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU
CÔNG TY TNHH BON VÀNG - THI CÔNG CHỐNG ĐẠN VỎ TÀU, GIA CƯỜNG KẾT CẤU, CHỐNG THẤM NGƯỢC
DỊCH VỤ TỪ DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY BẰNG CÁCH BẤM VÀO ĐÂY !