DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM
Hiện tại bạn đang là khách viếng thăm của Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam – Nơi Hội Tụ Tinh Hoa Đóng Tàu Việt Nam. Nếu chưa có tài khoản, xin mời bạn Click chuột vào nút Đăng Ký bên dưới hoặc Click vào nút Đăng Nhập nếu bạn đã là thành viên chính thức để hưởng trọn quyền lợi của Diễn Đàn dành cho bạn. Mọi thắc mắc liên hệ với Ban Quản Trị qua địa chỉ: nhatlamntu@gmail.com
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Diễn Đàn của chúng tôi!
Lưu ý: Bạn chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt có dấu hoặc Tiếng Anh trên Diễn Đàn và chỉ có thành viên mới được quyền viết bài, nhận xét trên Diễn Đàn!
Chúc bạn thu được nhiều kiến thức từ việc tham gia Diễn Đàn của chúng ta!
DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM
Hiện tại bạn đang là khách viếng thăm của Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam – Nơi Hội Tụ Tinh Hoa Đóng Tàu Việt Nam. Nếu chưa có tài khoản, xin mời bạn Click chuột vào nút Đăng Ký bên dưới hoặc Click vào nút Đăng Nhập nếu bạn đã là thành viên chính thức để hưởng trọn quyền lợi của Diễn Đàn dành cho bạn. Mọi thắc mắc liên hệ với Ban Quản Trị qua địa chỉ: nhatlamntu@gmail.com
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Diễn Đàn của chúng tôi!
Lưu ý: Bạn chỉ được phép sử dụng Tiếng Việt có dấu hoặc Tiếng Anh trên Diễn Đàn và chỉ có thành viên mới được quyền viết bài, nhận xét trên Diễn Đàn!
Chúc bạn thu được nhiều kiến thức từ việc tham gia Diễn Đàn của chúng ta!
DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM


 
Trang ChínhTrang Chính  Home 1Home 1  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Ngôn ngữ được sử dụng trên Diễn Đàn là Tiếng Việt có dấu hoặc Tiếng Anh. Tất cả các bài viết không đúng quy định sẽ bị Xóa khỏi Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam trong vòng 24h!

Không đăng tải các nội dung đồi trụy, chống phá nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam là nơi giao lưu, học hổi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành tàu thủy. Chúng tôi nghiêm cấm các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trái phép việc sử dụng phần mềm không bản quyền.

Mọi rắc rối liên quan đến việc quảng bá, cung cấp các phần mềm không bản quyền trên diễn đàn chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Thân !
Mọi thắc mắc, góp ý, đóng góp cho Diễn Đàn mời các thành viên gửi về email: nhatlamntu@gmail.com Thanks !
Hiện tại BQT đã tích hợp thêm chức năng upload file trực tiếp lên Diễn Đàn , mọi người cùng nhau chia sẻ kiến thức với cộng đồng !

BQT Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam không hoan nghênh các bài viết, quảng cáo không liên quan đến ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Tất cả các bài viết không đúng quy định sẽ bị xóa, ngay khi BQT phát hiện được. !

Nhằm nâng cao chất lượng bài viết và chống spam, hai bài viết liên tiếp của 1 thành viên sẽ cách nhau 5 phút (300 giây)

Chúc mọi người có 1 ngày vui vẻ và thu được nhiều kiến thức khi tham gian vào Diễn Đàn Kỹ Sư Tàu Thủy Việt Nam !
Similar topics
Most active topics
NGHIÊN CỨU TK TÀU NGẦM!!
THẢO LUẬN VỀ BÀI TẬP LỚN KẾT CẤU TÀU
Kiến thức về Hàn
Lương kỹ sư đóng tàu lúc ra trường ?
bài mẫu kết cấu thân tàu
HOT HOT, SỔ TAY CHO CÁC KỸ SƯ ĐÓNG TÀU
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MASTERCAM 10 BẰNG T
Thiết kế tàu với Rhino !
Các bác có bình luận gì về bức ảnh này?
Hướng dẫn học autoship!
DÀNH CHO QUẢNG CÁO
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ DSC-MARINE.
DỊCH VỤ THIẾT KẾ, ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU
CÔNG TY TNHH BON VÀNG - THI CÔNG CHỐNG ĐẠN VỎ TÀU, GIA CƯỜNG KẾT CẤU, CHỐNG THẤM NGƯỢC
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY BẰNG CÁCH BẤM VÀO ĐÂY !

 

 Ngành công nghiệp đóng tàu

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nguyenxuanviet
Ban Điều Hành
Ban Điều Hành
nguyenxuanviet


Nam
Tổng số bài gửi : 235
Age : 37
Đến từ:(NTU,...) : NTU
Nghề nghiệp: (Student,..) : engineers
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 390
Registration date : 22/08/2009

Ngành công nghiệp đóng tàu Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngành công nghiệp đóng tàu   Ngành công nghiệp đóng tàu EmptySat 3 Oct 2009 - 10:55

NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU

Trong phần phân tích ngành này bạn sẽ tìm thấy thông tin hữu ích về cơ hội thị trường trong ngành đóng tàu của Việt Nam. Ngành đóng tàu đang phát triển nhanh chóng và đã thu hút được một số nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài, trong đó có các công ty Đan Mạch như Aalborg Industries, Lyngsø Marine và MAN B&W Diesel





Ngành công nghiệp đóng tàu Halong3

Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước.



  1. Giới thiệu
  2. Các chỉ số quy mô thị trường
  3. Xu hướng thị trường
  4. Đánh giá thị trường
~Giới thiệu

Chính phủ đã đẩy mạnh đầu từ vào công nghiệp đóng tàu




Với đường bờ biển dài trên 3.200 km và giá nhân công thấp, Việt Nam có một tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng nghèo nàn và công nghệ thô sơ, ngành đóng tàu vẫn trong giai đoạn phát triển ban đầu.



Việt Nam có hơn 60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Thủy sản và Bộ Giao thông Vận tải. Bộ Giao thông Vận tải sở hữu số lượng lớn nhất chiếm trên 70% công suất đóng tàu của ngành.



Phần lớn sản phẩm của các nhà máy đóng tàu trong nước là các tàu hàng và tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Các nhà máy đóng tàu trong nước hiện có khả năng đóng loại tàu chở hàng trọng tải 6.500 DWT. Số lượng các tàu chở dầu loại nhỏ, tàu nạo vét và tàu chở khách cũng đang tăng lên.



Những tàu thuyền loại nhỏ sản xuất trong nước đã được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Lào, Căm-pu-chia và Trung Quốc. Các nhà máy đóng tàu trong nước có khả năng sửa chữa tàu thuyền trọng tải lên tới 50.000 DWT.



Riêng công ty tàu biển Huyndai-Vinashin, một liên doanh giữa Nhà máy Đóng tàu Mipo Huyndai Hàn Quốc và Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) có khả năng sửa chữa các tàu thuyền có trọng tải tới 100.000 DWT. Liên doanh hiện đang là nhà máy sửa chữa tàu thủy lớn nhất ở vùng Đông Nam Á.



Công cuộc cải cách kinh tế cùng sự hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam đã đặt ra một thách thức to lớn đối với nhà máy đóng tàu trong nước, đòi hỏi toàn ngành phải nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh.



Trong ba năm gần đây, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư vào một gói thầu nhằm nâng cao hoạt động toàn ngành thông qua Chương trình Phát triển Công nghiệp Tàu thủy 2002 - 2010.



Chính phủ cũng đã quyết định đưa đóng tàu trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Kết quả là tính tới năm 2003, ngành đóng tàu đã đạt doanh thu tiêu thụ trong nước là 251 triệu USD và 71 triệu USD từ xuất khẩu và dự kiến tăng tổng doanh thu lên 5,11 tỷ USD vào năm 2010.



Tăng năng lực đóng tàu lên tới tàu công-ten-nơ 14.000 tấn, tàu chuyên chở 12.500 tấn, tàu chở hàng 6.500 tấn và tàu chở dầu 100.000 tấn.





Các chỉ số quy mô thị trường:



Ngành đóng tàu Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà xuất khẩu vật liệu, sản phẩm và dịch vụ hàng hải. Các bảng dưới đây cho thấy nhu cầu nội địa dự tính:



Bảng 1: Dự báo số tàu thuyền tăng thêm trong giai đoạn 2001-2010 và 2020





Tàu thuyền2001-20102001-20102010-20202010-2020
chiếctriệu tấn chiếctriệu tấn
Tàu chở hàng
229
1.65
284
2.1
Tàu công-ten-nơ
28
0.47
58
1
Tàu chở dầu
37
1.11
43


Bảng 2: Dự báo số tàu chở khách tới giai đoạn 2005-2010




Tầu thuyền20052010
Đường biển5979
Đường sông522650
Tổng số581729




Chương trình Phát triển ngành Đóng tàu Việt Nam đã đề ra các mục tiêu chính của chương trình phát triển gồm ba giai đoạn thực hiện như sau:



Giai đoạn 2002 -2005:

- Nâng cấp và đổi mới công nghệ tại các nhà máy đóng tàu hiện tại: Hạ Long, Nam Triệu, Bến Kiền, Bạch Đằng, Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Sài gòn để nâng cao năng lực sửa chữa và đóng mới.



Các nhà máy đóng tàu trong tương lai sẽ có khả năng đóng mới những tàu thuyền lớn, tàu công-ten-nơ và tàu chở dầu trọng tải 12.000 DWT và sửa chữa tàu thuyền trọng tải 20.000 DWT và đặc biệt là 400.000 DWT tại liên doanh Huyndai-Vinashin.



- Hình thành một khu công nghiệp hỗ trợ trong liên doanh với đối tác nước ngoài nhằm sản xuất thép tấm và lắp ráp động cơ diezel 6000 CV và các thiết bị hàng hải trên tàu khác.



Giai đoạn 2006 -2010:

- Tiếp tục nâng cấp Nhà máy Đóng tàu Nam Triệu để tăng cường năng lực sửa chữa và đóng mới tàu công-ten-nơ lên 50.000 DWT mỗi tàu.



- Hình thành các nhóm các nhà máy đóng tàu ở Dung Quất, Đồng Nai và Cà Mau, trong đó các xưởng đóng tàu ở Dung Quất sẽ sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải tới 100.000 DWT, ở Đồng Nai đóng mới tàu thuyền và tàu chở dầu trọng tải 30.000 DWT.



Giai đoạn 2010 -2020:

- Dần dần di dời các nhà máy đóng tàu nằm ở trong thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ra các khu công nghiệp ngoại ô thành phố.



Ngoài kế hoạch cải tạo và xây mới các nhà máy đóng tàu trên toàn quốc, ngành đóng tàu cũng đang xây dựng một chiến lược nhằm dần dần cải thiện chất lượng đào tạo và các dịch vụ liên quan. Chiến lược này ưu tiên:



  • Xây dựng một trung tâm mô hình tàu thủy quốc gia để phục vụ mục đích nghiên cứu.
  • Hiện đại hóa công tác thiết kế và hệ thống kiểm soát quản lý cũng như xây dựng một website chính thức của ngành đóng tàu Việt Nam.
  • Cộng tác với các trường đại học trong và ngoài nước để hình thành một trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ và nhà nghiên cứu hàng hải nhằm đảm bảo nguồn nhân lực bền vững và lâu dài cho ngành.
  • Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo công nhân hàng hải để phục vụ công cuộc hiện đại hóa ngành đóng tàu.


Ngành công nghiệp đóng tàu Aalborgjvsigning

Aalborg Industries mới đây đã thành lập một liên doanh với Vinashin để sản xuất nồi hơi tàu thủy tại Việt Nam.



Xu hướng thị trường:




Nhập khẩu công nghệ mới:



Ngành đóng tàu sẽ tập trung phát triển những sản phẩm sau:




  • Tàu thuyền đánh bắt xa bờ bằng vật liệu composite, gỗ và thép có công suất 50 CV - 750 CV và được trang bị dụng cụ đánh bắt hiện đại.
  • Tàu chở hàng từ 6.500 DWT – 30.000 DWT.
  • Tàu công-ten-nơ từ 1000 TEU - 1500 TEU.
  • Tàu chở dầu trọng tải tới 30.000 DWT.
  • Tàu chở khí lỏng dung tích tới 5.000 m3.
  • Tàu hút 500 CV - 4.000 CV.
  • Tàu khách tốc độ cao 30 dặm/giờ.
  • Tàu chở dầu thô trọng tải tới 100.000 DWT.
  • Sửa chữa tàu trọng tải 400.000 DWT.


Để thực hiện Chương trình Phát triển, ngành đóng tàu cần ít nhất 1,5 tỷ USD để hiện đại hóa hoạt động và nhập khẩu công nghệ tiên tiến.



Theo kế hoạch vốn sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có 700 triệu USD từ các liên doanh, 150 triệu USD từ vốn vay nước ngoài và phần còn lại là các nguồn trong nước. Phần lớn số vốn đầu tư vào ngành đóng tàu sẽ được rót qua Vinashin.



Trong giai đoạn 2002-2005, ngành đóng tàu cần 519 triệu USD đề nhập khẩu công nghệ mới đóng tàu với trọng tải 50.000 DWT mỗi tàu và khoảng 780 triệu USD để đóng tàu với trọng tải tới 100.000 DWT mỗi tàu trong những năm tiếp theo.



Nhiệm vụ trong thời gian tới cũng bao gồm cả công tác sửa chữa tàu thuyền và các dàn khoan ngoài khơi để có thể nâng trọng tải lên 400.000 tấn tại Nhà máy Liên doanh Đóng tàu Huyndai-Vinashin.



Kế hoạch này mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất Đan Mạch xuất khẩu các máy móc, thiết bị, cấu kiện, bí quyết sản xuất liên quan tới sửa chữa và đóng tàu.



Công việc bắt đầu tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Cái Lân, một nhà máy đóng tàu lớn nhất tại tỉnh Quảng Ninh.

Nằm trong khu liên hợp rộng 36,39 ha là một nhà máy nhiệt điện, một xưởng cán thép đóng tàu, một nhà máy thép xây dựng và một công ty kho vận . Dự án này sẽ hỗ trợ ngành đóng tàu Việt Nam theo kịp khu vực và thế giới.



Một khoản vay ưu đăi 99,8 triệu USD mới đây đă được thương thảo với chính quyền Trung Quốc để xây dựng nhà máy đóng tàu Dung Quất được dự tính sẽ đưa vào vận hành vào năm 2008.



Tổng công ty Đóng tàu Việt Nam đă đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 60-70% vào năm 2020. Theo đó, công ty sẽ đặt hai nhóm nhà máy đóng tàu tại Sài Gòn và Cần Thơ để lắp ráp động cơ diesel, xích neo hộp số, nồi hơi và trang thiết bị trên tàu. Tại các tỉnh phía Bắc, mười nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và 7 cầu cảng sẽ được xây dựng để phục vụ công nghiệp đóng tàu tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.



Những nhà máy đóng tàu trong khu vực này sẽ đóng tàu container, sửa chữa và đóng mới có trọng tải lên tới 50.000 DWT, sản xuất que hàn, trang thiết bị tàu thuyền.



Ở miền Trung, chín nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và một nhà máy sẽ được xây mới tại Dung Quất để sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải 100.000 DWT với vốn đầu tư 152 triệu USD. Ở miền Nam, bốn nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và bốn nhà máy sẽ được xây mới.



Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong tương lai là Châu Âu và Nhật Bản được coi là những thị trường vận tải đường thủy lớn có tiềm lực đóng tàu.





Đánh giá thị trường:



Đây là một thị trường thuận lợi để chuyển giao công nghệ.

Dễ nhận thấy nhu cầu vật liệu và thiết bị cho ngành đóng tàu công nghiệp sẽ tăng trong 10 năm tới.



Cho tới nay nhìn chung các thiết bị nhập khẩu gồm có động cơ thủy diesel, cơ cấu lái thủy lực, cần trục tới 120 tấn, máy nén khí, máy nghiền tay quay, máy cắt plasma, máy hàn và các thiết bị khác trên tàu.



Chuyển giao công nghệ trong ngành cũng là một quan hệ hợp tác phổ biến khác với đối tác nước ngoài mà các nhà máy đóng tàu ưu chuộng như một giải pháp hữu hiệu để cải thiện bản thân.



Hiện tại, hàm lượng nội địa trong ngành đóng tàu mới chỉ có 30-35%. Phần đóng góp này bao gồm nhân công, vật liệu phụ và một số phụ kiện khác trong khi các trang thiết bị và động cơ chính là nhập khẩu.



Vinashin hi vọng sẽ tăng hàm lượng nội địa lên 60% vào năm 2010 bằng cách xây dựng một nhà mày lắp ráp động cơ diezel công suất 20.000hp tại Hải Phòng và những xí nghiệp được xây mới để sản xuất thiết bị cho tàu thuyền và que hàn.



Các nhà xuất khẩu Đan Mạch có thể hy vọng vào một tiềm năng to lớn và lâu dài trong giai đoạn 2006-2010 khi những tàu thuyền và tàu chở dầu công suất lớn có trong kế hoạch đóng mới.



Tuy nhiên, có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ các nhà cung cấp trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc, những bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, Phần Lan, Na-uy và Ba Lan cũng đang tích cực hoạt động trên thị trường.
Về Đầu Trang Go down
http://votauthuy.co.cc
sb
Moderator
Moderator
sb


Nam
Tổng số bài gửi : 133
Age : 35
Đến từ:(NTU,...) : 48ĐT3
Nghề nghiệp: (Student,..) : student
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : sports
Điểm năng động tích lũy : 232
Registration date : 09/07/2009

Ngành công nghiệp đóng tàu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngành công nghiệp đóng tàu   Ngành công nghiệp đóng tàu EmptySun 4 Oct 2009 - 18:31

nguyenxuanviet89 đã viết:
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU

Trong phần phân tích ngành này bạn sẽ tìm thấy thông tin hữu ích về cơ hội thị trường trong ngành đóng tàu của Việt Nam. Ngành đóng tàu đang phát triển nhanh chóng và đã thu hút được một số nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài, trong đó có các công ty Đan Mạch như Aalborg Industries, Lyngsø Marine và MAN B&W Diesel





Ngành công nghiệp đóng tàu Halong3

Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước.



  1. Giới thiệu
  2. Các chỉ số quy mô thị trường
  3. Xu hướng thị trường
  4. Đánh giá thị trường
~Giới thiệu

Chính phủ đã đẩy mạnh đầu từ vào công nghiệp đóng tàu




Với đường bờ biển dài trên 3.200 km và giá nhân công thấp, Việt Nam có một tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng nghèo nàn và công nghệ thô sơ, ngành đóng tàu vẫn trong giai đoạn phát triển ban đầu.



Việt Nam có hơn 60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Thủy sản và Bộ Giao thông Vận tải. Bộ Giao thông Vận tải sở hữu số lượng lớn nhất chiếm trên 70% công suất đóng tàu của ngành.



Phần lớn sản phẩm của các nhà máy đóng tàu trong nước là các tàu hàng và tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Các nhà máy đóng tàu trong nước hiện có khả năng đóng loại tàu chở hàng trọng tải 6.500 DWT. Số lượng các tàu chở dầu loại nhỏ, tàu nạo vét và tàu chở khách cũng đang tăng lên.



Những tàu thuyền loại nhỏ sản xuất trong nước đã được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Lào, Căm-pu-chia và Trung Quốc. Các nhà máy đóng tàu trong nước có khả năng sửa chữa tàu thuyền trọng tải lên tới 50.000 DWT.



Riêng công ty tàu biển Huyndai-Vinashin, một liên doanh giữa Nhà máy Đóng tàu Mipo Huyndai Hàn Quốc và Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) có khả năng sửa chữa các tàu thuyền có trọng tải tới 100.000 DWT. Liên doanh hiện đang là nhà máy sửa chữa tàu thủy lớn nhất ở vùng Đông Nam Á.



Công cuộc cải cách kinh tế cùng sự hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam đã đặt ra một thách thức to lớn đối với nhà máy đóng tàu trong nước, đòi hỏi toàn ngành phải nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh.



Trong ba năm gần đây, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư vào một gói thầu nhằm nâng cao hoạt động toàn ngành thông qua Chương trình Phát triển Công nghiệp Tàu thủy 2002 - 2010.



Chính phủ cũng đã quyết định đưa đóng tàu trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Kết quả là tính tới năm 2003, ngành đóng tàu đã đạt doanh thu tiêu thụ trong nước là 251 triệu USD và 71 triệu USD từ xuất khẩu và dự kiến tăng tổng doanh thu lên 5,11 tỷ USD vào năm 2010.



Tăng năng lực đóng tàu lên tới tàu công-ten-nơ 14.000 tấn, tàu chuyên chở 12.500 tấn, tàu chở hàng 6.500 tấn và tàu chở dầu 100.000 tấn.





Các chỉ số quy mô thị trường:



Ngành đóng tàu Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà xuất khẩu vật liệu, sản phẩm và dịch vụ hàng hải. Các bảng dưới đây cho thấy nhu cầu nội địa dự tính:



Bảng 1: Dự báo số tàu thuyền tăng thêm trong giai đoạn 2001-2010 và 2020





Tàu thuyền2001-20102001-20102010-20202010-2020
chiếctriệu tấn chiếctriệu tấn
Tàu chở hàng
229
1.65
284
2.1
Tàu công-ten-nơ
28
0.47
58
1
Tàu chở dầu
37
1.11
43



Bảng 2: Dự báo số tàu chở khách tới giai đoạn 2005-2010




Tầu thuyền20052010
Đường biển5979
Đường sông522650
Tổng số581729




Chương trình Phát triển ngành Đóng tàu Việt Nam đã đề ra các mục tiêu chính của chương trình phát triển gồm ba giai đoạn thực hiện như sau:



Giai đoạn 2002 -2005:

- Nâng cấp và đổi mới công nghệ tại các nhà máy đóng tàu hiện tại: Hạ Long, Nam Triệu, Bến Kiền, Bạch Đằng, Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Sài gòn để nâng cao năng lực sửa chữa và đóng mới.



Các nhà máy đóng tàu trong tương lai sẽ có khả năng đóng mới những tàu thuyền lớn, tàu công-ten-nơ và tàu chở dầu trọng tải 12.000 DWT và sửa chữa tàu thuyền trọng tải 20.000 DWT và đặc biệt là 400.000 DWT tại liên doanh Huyndai-Vinashin.



- Hình thành một khu công nghiệp hỗ trợ trong liên doanh với đối tác nước ngoài nhằm sản xuất thép tấm và lắp ráp động cơ diezel 6000 CV và các thiết bị hàng hải trên tàu khác.



Giai đoạn 2006 -2010:

- Tiếp tục nâng cấp Nhà máy Đóng tàu Nam Triệu để tăng cường năng lực sửa chữa và đóng mới tàu công-ten-nơ lên 50.000 DWT mỗi tàu.



- Hình thành các nhóm các nhà máy đóng tàu ở Dung Quất, Đồng Nai và Cà Mau, trong đó các xưởng đóng tàu ở Dung Quất sẽ sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải tới 100.000 DWT, ở Đồng Nai đóng mới tàu thuyền và tàu chở dầu trọng tải 30.000 DWT.



Giai đoạn 2010 -2020:

- Dần dần di dời các nhà máy đóng tàu nằm ở trong thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ra các khu công nghiệp ngoại ô thành phố.



Ngoài kế hoạch cải tạo và xây mới các nhà máy đóng tàu trên toàn quốc, ngành đóng tàu cũng đang xây dựng một chiến lược nhằm dần dần cải thiện chất lượng đào tạo và các dịch vụ liên quan. Chiến lược này ưu tiên:



  • Xây dựng một trung tâm mô hình tàu thủy quốc gia để phục vụ mục đích nghiên cứu.
  • Hiện đại hóa công tác thiết kế và hệ thống kiểm soát quản lý cũng như xây dựng một website chính thức của ngành đóng tàu Việt Nam.
  • Cộng tác với các trường đại học trong và ngoài nước để hình thành một trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ và nhà nghiên cứu hàng hải nhằm đảm bảo nguồn nhân lực bền vững và lâu dài cho ngành.
  • Hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo công nhân hàng hải để phục vụ công cuộc hiện đại hóa ngành đóng tàu.


Ngành công nghiệp đóng tàu Aalborgjvsigning

Aalborg Industries mới đây đã thành lập một liên doanh với Vinashin để sản xuất nồi hơi tàu thủy tại Việt Nam.



Xu hướng thị trường:




Nhập khẩu công nghệ mới:



Ngành đóng tàu sẽ tập trung phát triển những sản phẩm sau:




  • Tàu thuyền đánh bắt xa bờ bằng vật liệu composite, gỗ và thép có công suất 50 CV - 750 CV và được trang bị dụng cụ đánh bắt hiện đại.
  • Tàu chở hàng từ 6.500 DWT – 30.000 DWT.
  • Tàu công-ten-nơ từ 1000 TEU - 1500 TEU.
  • Tàu chở dầu trọng tải tới 30.000 DWT.
  • Tàu chở khí lỏng dung tích tới 5.000 m3.
  • Tàu hút 500 CV - 4.000 CV.
  • Tàu khách tốc độ cao 30 dặm/giờ.
  • Tàu chở dầu thô trọng tải tới 100.000 DWT.
  • Sửa chữa tàu trọng tải 400.000 DWT.



Để thực hiện Chương trình Phát triển, ngành đóng tàu cần ít nhất 1,5 tỷ USD để hiện đại hóa hoạt động và nhập khẩu công nghệ tiên tiến.



Theo kế hoạch vốn sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có 700 triệu USD từ các liên doanh, 150 triệu USD từ vốn vay nước ngoài và phần còn lại là các nguồn trong nước. Phần lớn số vốn đầu tư vào ngành đóng tàu sẽ được rót qua Vinashin.



Trong giai đoạn 2002-2005, ngành đóng tàu cần 519 triệu USD đề nhập khẩu công nghệ mới đóng tàu với trọng tải 50.000 DWT mỗi tàu và khoảng 780 triệu USD để đóng tàu với trọng tải tới 100.000 DWT mỗi tàu trong những năm tiếp theo.



Nhiệm vụ trong thời gian tới cũng bao gồm cả công tác sửa chữa tàu thuyền và các dàn khoan ngoài khơi để có thể nâng trọng tải lên 400.000 tấn tại Nhà máy Liên doanh Đóng tàu Huyndai-Vinashin.



Kế hoạch này mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất Đan Mạch xuất khẩu các máy móc, thiết bị, cấu kiện, bí quyết sản xuất liên quan tới sửa chữa và đóng tàu.



Công việc bắt đầu tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Cái Lân, một nhà máy đóng tàu lớn nhất tại tỉnh Quảng Ninh.

Nằm trong khu liên hợp rộng 36,39 ha là một nhà máy nhiệt điện, một xưởng cán thép đóng tàu, một nhà máy thép xây dựng và một công ty kho vận . Dự án này sẽ hỗ trợ ngành đóng tàu Việt Nam theo kịp khu vực và thế giới.



Một khoản vay ưu đăi 99,8 triệu USD mới đây đă được thương thảo với chính quyền Trung Quốc để xây dựng nhà máy đóng tàu Dung Quất được dự tính sẽ đưa vào vận hành vào năm 2008.



Tổng công ty Đóng tàu Việt Nam đă đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 60-70% vào năm 2020. Theo đó, công ty sẽ đặt hai nhóm nhà máy đóng tàu tại Sài Gòn và Cần Thơ để lắp ráp động cơ diesel, xích neo hộp số, nồi hơi và trang thiết bị trên tàu. Tại các tỉnh phía Bắc, mười nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và 7 cầu cảng sẽ được xây dựng để phục vụ công nghiệp đóng tàu tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội.



Những nhà máy đóng tàu trong khu vực này sẽ đóng tàu container, sửa chữa và đóng mới có trọng tải lên tới 50.000 DWT, sản xuất que hàn, trang thiết bị tàu thuyền.



Ở miền Trung, chín nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và một nhà máy sẽ được xây mới tại Dung Quất để sửa chữa và đóng mới tàu chở dầu trọng tải 100.000 DWT với vốn đầu tư 152 triệu USD. Ở miền Nam, bốn nhà máy đóng tàu sẽ được nâng cấp và bốn nhà máy sẽ được xây mới.



Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong tương lai là Châu Âu và Nhật Bản được coi là những thị trường vận tải đường thủy lớn có tiềm lực đóng tàu.





Đánh giá thị trường:



Đây là một thị trường thuận lợi để chuyển giao công nghệ.

Dễ nhận thấy nhu cầu vật liệu và thiết bị cho ngành đóng tàu công nghiệp sẽ tăng trong 10 năm tới.



Cho tới nay nhìn chung các thiết bị nhập khẩu gồm có động cơ thủy diesel, cơ cấu lái thủy lực, cần trục tới 120 tấn, máy nén khí, máy nghiền tay quay, máy cắt plasma, máy hàn và các thiết bị khác trên tàu.



Chuyển giao công nghệ trong ngành cũng là một quan hệ hợp tác phổ biến khác với đối tác nước ngoài mà các nhà máy đóng tàu ưu chuộng như một giải pháp hữu hiệu để cải thiện bản thân.



Hiện tại, hàm lượng nội địa trong ngành đóng tàu mới chỉ có 30-35%. Phần đóng góp này bao gồm nhân công, vật liệu phụ và một số phụ kiện khác trong khi các trang thiết bị và động cơ chính là nhập khẩu.



Vinashin hi vọng sẽ tăng hàm lượng nội địa lên 60% vào năm 2010 bằng cách xây dựng một nhà mày lắp ráp động cơ diezel công suất 20.000hp tại Hải Phòng và những xí nghiệp được xây mới để sản xuất thiết bị cho tàu thuyền và que hàn.



Các nhà xuất khẩu Đan Mạch có thể hy vọng vào một tiềm năng to lớn và lâu dài trong giai đoạn 2006-2010 khi những tàu thuyền và tàu chở dầu công suất lớn có trong kế hoạch đóng mới.



Tuy nhiên, có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ các nhà cung cấp trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc, những bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, Phần Lan, Na-uy và Ba Lan cũng đang tích cực hoạt động trên thị trường.


Thông tin bổ ích đó. Anh em mình xem để nắm rõ hơn tình hình của ngành mình đang theo đuổi hen.

Cám ơn bạn nhiều. Có gì thì post lên tiếp nha.Ngành công nghiệp đóng tàu 162937
Về Đầu Trang Go down
http://www.dantri.com.vn
nguyenxuanviet
Ban Điều Hành
Ban Điều Hành
nguyenxuanviet


Nam
Tổng số bài gửi : 235
Age : 37
Đến từ:(NTU,...) : NTU
Nghề nghiệp: (Student,..) : engineers
Môn thể thao yêu thích: (football,..) : football
Điểm năng động tích lũy : 390
Registration date : 22/08/2009

Ngành công nghiệp đóng tàu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngành công nghiệp đóng tàu   Ngành công nghiệp đóng tàu EmptySun 4 Oct 2009 - 23:43

Dạ em cám ơn anh sb nhé.em sẽ tiếp tục thông tin về ngành tàu thủy để mọi người hiểu biết thêm về ngành của mình.thanks
Về Đầu Trang Go down
http://votauthuy.co.cc
Sponsored content





Ngành công nghiệp đóng tàu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngành công nghiệp đóng tàu   Ngành công nghiệp đóng tàu Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Ngành công nghiệp đóng tàu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» vải chống cháy, vải chịu nhiệt, thiết bị công nghiệp,van công nghiệp,vật liệu làm kín
» Vải chống cháy,van công nghiệp
» một số kinh nghiệm khi bảo vệ tốt nghiệp ngành đóng tàu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM-VIETNAMESE SHIPBUILDING AND ENGINEERING FORUM :: DÀNH CHO DỊCH VỤ - THỊ TRƯỜNG :: DÀNH CHO NHÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ - DỊCH VỤ-
Chuyển đến 
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
LƯỢT TRUY CẬP
Top posters
DSC-Marine Co.,LTD (964)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
Nguoihatinh (532)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
shippro (415)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
Nguyễn Thanh Nghị (317)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
tanduong028 (287)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
quangthu (249)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
nguyenxuanviet (235)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
Anh2Long (197)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
KENT0906 (196)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
Hồng Thất Công (188)
Ngành công nghiệp đóng tàu Vote_lcapNgành công nghiệp đóng tàu Voting_barNgành công nghiệp đóng tàu Vote_rcap 
DÀNH CHO QUẢNG CÁO
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ DSC-MARINE.
DỊCH VỤ THIẾT KẾ, ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU
CÔNG TY TNHH BON VÀNG - THI CÔNG CHỐNG ĐẠN VỎ TÀU, GIA CƯỜNG KẾT CẤU, CHỐNG THẤM NGƯỢC
DỊCH VỤ TỪ DIỄN ĐÀN KỸ SƯ TÀU THỦY VIỆT NAM
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY BẰNG CÁCH BẤM VÀO ĐÂY !